Sáng ngày27/6/2023 của cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ chuyên môn, hội nông dân xã Sơn Hồng kiểm tra đồng ruộng tại các cánh đồng trên địa bàn xã

Đến thời điểm hiện nay, lúa Hè thu đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Bà con đang tiến hành chăm sóc, dặm tỉa. Qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng vào sáng ngày 27/6/2023 của cán bộ khuyến nông huyện và xã thì phát hiện sâu keo, cào cào, ốc bươu vàng, cỏ dại… gây hại cục bộ tại các cánh đồng. Trên trà lúa 3 lá – đẻ nhánh ruộng gần mương nước, bờ cỏ sâu keo tràn lên gây hại với mật độ trung bình tốc độ gây hại nhanh, mật độ lớn khiến một số diện tích bị khuyết lá. Những ruộng gần diện tích ngô Xuân cào cào tràn xuống gây hại với mật độ TB 3 con/m2, nơi cao 6 con/m2. Trên những chân ruộng không chủ động tưới cỏ dại bắt đầu mọc, cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng làm cây lúa phát triển kém.

Để chăm sóc cây lúa, phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại bà con nông dân cần thực hiện các bước sau:

- Điều tiết nước hợp lý giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và tăng hiệu quả phòng trừ  dịch hại.

- Cây lúa sau gieo (sạ) từ 17 đến 20 ngày, nên tiến hành bón thúc đẻ nhánh với lượng phân bón cho 1 sào như sau: 3kg đạm ure + 3kg kali + 1 kg Bosica (phân bón trung lượng). Vì cây lúa Hè thu có thời gian sinh trưởng ngắn, bà con nên bón nặng đầu, nhẹ cuối.

- Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện các đối tượng dịch hại khi đang ở diện hẹp.

* Sâu keo tuổi nhỏ thường ẩn nấp dưới gốc lúa, gốc cỏ, mặt sau của lá lúa. Khi thời tiết râm mát thì bò lên cắn phá. Sâu tuổi lớn ăn cả phần gân lá và thân cây lúa. Để phòng trừ sâu keo bà con nên kết hợp các biện pháp sau:

+ Làm cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để hạn chế nơi trú ẩn của sâu.

+ Bơm nước vào ruộng để sâu nổi lên dễ phòng trừ (nếu ruộng nứt nẻ sâu thường trốn dưới các kẽ nứt).

+ Khi mật độ sâu cao bà con nên sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Obaone 95WG, Golnitor 50WG, Tasieu 50WG…

* Cào cào (châu chấu): Những ruộng gần cỏ chăn nuôi, cây màu vụ Xuân sau thu hoạch cào cào di chuyển gây hại trên lúa Hè thu. Khi phát hiện mật độ 3 con/m2 nên phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Mitretox 10WP, Sectox 100WP, Altach 5EC…

* Ốc bươu vàng: Xuất hiện trên những vùng vừa bơm nước, vùng sâu trũng, ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ trung bình 2-5 con/m2, cao 10- 12 con/m2 (tập trung đầu nguồn nước) chủ yếu là ốc con và ốc trưởng thành. Ốc cắn ngang thân lúa đồng thời tiết ra chất nhờn làm lúa chết, gây khuyết cây trên đồng ruộng. Khi phát hiện nên kết hợp biện pháp thủ công (sử dụng lưới mắt cáo ngăn đầu nguồn nước hạn chế ốc di chuyển vào ruộng lúa; thu gom ốc trưởng thành, trứng), sử dụng bẫy bã thu hút để gom ốc (xơ mít, lá sắn, dây khoai lang...), biện pháp hóa học (sử dụng thuốc rải hoặc thuốc phun) để diệt trừ ốc.

* Cỏ dại: cỏ mần trầu, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ giáp… phát triển mạnh trên những chân ruộng thường xuyên mất nước. Cần cho nước xâm xấp chân lúa, sử dụng các loại thuốc hậu nẩy mầm khi cây lúa đạt 5 lá – đẻ nhánh.

* Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 252.420
    Online: 3