Sáng ngày 22/11/ 2021 Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với phòng nông nghiệp huyện hương Sơn, Trung tâm Ứng dụng cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn, UBND xã Sơn Hồng đã tổ chức hội thảo tổng kết chương trình dự án Sipa đồng thời trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế thông qua hệ sinh thái vật nuôi, cây trồng hiện có tại địa phương.
Dự án ‘Hỗ trợ Việt Nam Thực hiện Thỏa thuận Paris’ tại tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh) sẽ hỗ trợ xây dựng và thực hiện các giải pháp EbA thông qua các thực hành CSA có sự tham gia, nhằm quản lý rủi ro khí hậu cho các nông hộ nghèo tại các huyện dễ bị tổn thương.
Dự án do Chính phủ CHLB Đức tài trợ thông qua cơ quan Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ). Trong khuôn khổ dự án, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam và các bên liên quan cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện nội dung của dự án tại Hà Tĩnh về ‘Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh’ (SIPA Hà Tĩnh).
Tên dự án: Hỗ trợ Việt Nam Thực hiện Thỏa thuận Paris’ tại tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh)
Thời gian thực hiện dự án: 11/2019 – 12/2021
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Sơn Tiến, Sơn Hồng (Hương Sơn); xã Vượng Lộc, thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc).
Mục tiêu của dự án:
-Áp dụng mô hình EbA/CSA: Cải thiện khả năng thích ứng và sinh kế cho nông hộ nhỏ thông qua việc thực hiện các mô hình EbA/CSA có lồng ghép giới và có khả năng nhân rộng;
-Nhân rộng thông qua cơ quan nhà nước và các đối tác khác: Nâng cao năng lực theo nhu cầu của các bên liên quan chính nhằm tích hợp EbA/ CSA vào trong các chương trình, dự án và chiến lược liên quan;
-Hỗ trợ tăng cường năng lực các bên liên quan ở tỉnh Hà Tĩnh về lập kế hoạch thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu
-Đề xuất thích ứng: Nâng cao năng lực và hỗ trợ cán bộ địa phương xác định và xây dựng đề xuất về thích ứng với BĐKH, kèm theo kế hoạch tài chính phù hợp với chương trình mục tiêu của tỉnh và quốc gia.
-Nông hộ nhỏ và cộng đồng tại các khu vực dự án tăng khả năng phục hồi trước tác động của BĐKH thông qua tăng cường nâng cao năng lực, cải thiện phương thức canh tác, bảo vệ vùng ven biển, giảm xói mòn và phát triển sinh kế một cách bền vững;
-Phương pháp và mô hình EbA/CSA được tích hợp/triển khai thông qua kế hoạch, chương trình và chính sách của cơ quan nhà nước và các tổ chức khác;
-Năng lực lập kế hoạch thích ứng của các bên liên quan của tỉnh Hà Tĩnh được nâng cao và được áp dụng trong ít nhất một tóm lược chính sáchNghiên cứu tình huống thực tế về Tổn thất và Thiệt hại (L&D) tại tỉnh Hà Tĩnh được chia sẻ tới các cuộc thảo luận quốc tế, trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCC);
-Xây dựng đề xuất thích ứng kèm theo kế hoạch tài chính phù hợp với chương trình mục tiêu của tỉnh và quốc gia (như chương trình Nông thôn mới, Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Kế hoạch quốc gia về thích ứng với BĐKH,...) để nhân rộng các mô hình theo hướng EbA/CSA.
Toàn cảnh buổi Hội thảo