Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống của dân tộc

"Nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và khai thác các loại  rừng"

 

Tác dụng các loại rừng đối với đời sống con người:

- Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

- Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài-sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm: khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học;

- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng và rừng giống, gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên.

Trách nhiệm toàn dân trong việc bảo vệ rừng:

- Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh về bảo vệ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quyết định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động về nhân lực, phương tiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

Trách nhiệm của chủ rừng trong việc bảo vệ rừng:

Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Pháp luật về đất đai, Pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, Pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm bảo vệ rừng của UBND xã, phường, thị trấn:

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình.

- Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn.

- Trình UBND cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê.

- Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp-nông nghiệp-ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn; xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Những hành vi liên quan đến rừng bị pháp luật nghiêm cấm:

- Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

- Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.

- Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

- Hủy hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

- Vi phạm các quy định về PCCCR.

- Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.

-  Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.

- Khai thác trái phép, cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.

- Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loại động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.

- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho thuê, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.

- Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

Cơ quan có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng:

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân.

- UBND có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.

* Cơ quan có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng:

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập.

+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW xác lập.

Căn cứ tiến hành việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng:

- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.

- Quỹ rừng, quỹ đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Nhu cầu, khả năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng

Phòng cháy, chữa cháy rừng:

- ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có Phương án PCCCR; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường rãnh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về PCCCR, chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp PCCCR.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng như: đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về PCCCR; tuân thủ các biện pháp PCCCR của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.

- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết UBND các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.

Thủ tục khai thác rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

- Đối với các tổ chức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với phương án điều chế rừng hoặc phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh rừng được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân khai thác phải có đơn, báo cáo UBND xã để tổng hợp trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.

- Việc khai thác rừng phải tuân theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau.

Thực hiện khai thác rừng trồng:

- Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách Nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường

         


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 150.815
    Online: 3